Hướng dẫn viết nội dung bài luận về dự định nghiên cứu cuả nghiên cứu sinh trình độ tiến sĩ
Căn cứ theo thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo; và quy định đào tạo trình độ tiến sĩ, căn cứ quy định của các trường, luận văn 247 tổng hợp 1 số hướng dẫn viết nội dung bài luận về dự định nghiên cứu của nghiên cứu sinh trình độ tiến sĩ như sau:
1. Bài luận về dự định nghiên cứu của ứng viên là một đề cương nghiên cứu sơ bộ vể đề tài nghiên cứu mà thí sinh dự định sẽ thực hiện nếu được nhà trường chấp thuận vào chương trình đào tạo tiến sĩ.
2. Bài luận này là một tiêu chí quan trọng nhất trong quy trình đánh giá và xét tuyển đầu vào. Tính chất quan trọng của bài luận thể hiện trên hai khía cạnh: Thứ nhất: Bài luận thể hiện năng lực của ứng viên để thực hiện nghiên cứu; Thứ hai: mức độ phù hợp của bài luận với chuyên ngành mà ứng viên dự xét tuyên.
1. Tên đề tài: lựa chọn và đặt tên cho vấn đề (kinh tế, quản trị) dự định thực hiện. Tên đề tài cần ngắn gọn thể hiện được mục tiêu và nội dung chính của nghiên cứu dự định thực hiện.
2. Lý do lựa chọn đề tài/hướng nghiên cứu: phần này cần nêu bật lý do tại sao cần phải thực hiện vấn đề nghiên cứu đã nêu. Tầm quan trọng/tính chất mới mẻ/tính thực tiễn/sự phù họp của vấn đề nghiên cứu hên 3 khía cạnh: khía cạnh học thuật, khía cạnh thực tiễn, và lchía cạnh chính sách/giải pháp/kiến nghị.
Ví dụ1-, vấn đề này chưa được thực hiện; rất hữu ích trong việc hoạch định chính sách phát triển hoặc giải quyết được những rào cản trong việc phát hiển kinh doanh của doanh nghiệp; kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào cơ sở lý luận, lý thuyết, thể chế quản lý và phát triển cộng đồng; đề tài đề xuất một khung phân tích mới, để giải quyết nhu cầu thực tiễn của nhà sản xuất về luợng yếu tố đầu vào tối ưu nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, trong điều kiện ràng buộc về nguồn lực và trình độ công nghệ.
Các ví dụ nêu trong hướng dẫn này chỉ nhằm mục đích làm rõ thêm nội dung của mỗi phần. Không có ý nghĩa là giới hạn nội dung nghiên cứu và các vấn đề khác chỉ dựa theo các ví dụ đã đưa ra. ủng viên căn cứ vào chủ đề mình lựa chọn để phác thảo các nội dung của bài luận dự định nghiên cứu.
3. Tổng quan về lý thuyết, các công trình khoa học đã đưực công bố liên quan đến đề tài/hướng nghiên cứu của ứng viên.
Đây là phần thể hiện sự hiểu biết về học thuật và khả năng nghiên cứu của ứng viên về vấn đề dự định nghiên cứu. Có hai phần chính cần phải nêu rõ hong mục này.
• Thứ nhất là nêu được các lý thuyết kinh tế/quản trị hoặc các lý thuyết chuyên ngành căn bản để làm co sở giải thích cho các hiện tượng kinh tế, quản trị dự định nghiên cứu. Mức độ yêu cầu là có ít nhất 1-3 lý thuyết liên quan đến đề tài dự định nghiên cứu. Vỉ dụ: lý thuyết về tiền công hiệu quả để lý giải cho vấn đề xác định biện pháp tăng tiền công cho công nhân; lý thuyết ngoại tác, hàng hóa công để lý giải cho các hành vi gây ô nhiễm môi trường của người sản xuất và tiêu dùng; lý thuyết cung cầu để lý giải cho hiện tượng giá cả thị trường giãm khi sản lượng hàng hóa hong thị trường gia tăng.
• Thứ hai là nêu tóm lược các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài dự định nghiên cứu. Mức độ yêu cầu là khao sát sơ bộ ừ nhất từ 3-5 nghiên cứu trong nước/ngoài nước trong xuất bản gần nhất trong thời gian 5 năm trở lại cho đến thời điểm làm bài luận dự định nghiên cứu. Mục đích chính của phần tổng quan này là để giúp ứng viên không thực hiện trùng lắp những gì mà người khác đã thực hiện; giúp cho ứng viên tổng họp so sánh các kết quả nghiên cứu, các phưong pháp và mô hình đã được áp dụng, nhùng hạn chế hoặc đề xuất hướng nghiên cứu rút ra được từ các nghiên cứu trước đây. Từ đó giúp cho ứng viên đề xuất được cách tiếp cận, phưong pháp nghiên cứu dự định sẽ thực hiện, xác định được mục tiêu nghiên cứu, cách thức giải quyết vấn đề mang tính chất mới mẻ, có thể đóng góp được cho vấn đề học thuật hoặc giải quyết sáng tạo các vấn đề thực tiễn.
4. Câu hỏi nghiên cứu-Mục tiêu nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính phải phù họp với lý do/tính cấp thiết trong việc lựa chọn đề tài. Yêu cầu có ít nhất một câu hỏi nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu là các nội dung cần đạt được của nghiên cứu, cần phải phù họp với câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, và trả lời được câu hỏi nghiên cứu chính.
Cần nêu rồ vấn đề cần tranh luận (luận điểm) chinh hoặc giả thuyết nghiên cứu của đề tài. Yêu cầu có ít nhất 2 mục tiêu nghiên cứu cụ thể.
Ví dụ: mục tiêu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu mặt hàng tôm hùm của người dân tại các thành phố lớn; mục tiêu chính của đề tài là xây dựng và lựa chọn các mô hình dự báo giá vàng tại Việt Nam; đề tài thực hiện nhằm đạt được mục tiêu là xác định giải pháp khai thác và sử dụng tối ưu vùng đồi cát ven biển tinh A, B, C chẳng hạn.
5. Đối tương và phạm vỉ nghiên cứu
Nêu rõ đối tượng nghiên cứu của đề tài. Ví dụ: đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; là doanh nghiêp liên doanh với nước ngoài; là các nông hộ hay là bản thân người lao động trong hộ; là các hộ có sử dụng internet.
Do đối tượng, thời gian và địa bàn nghiên cứu có thể là rất rộng cần hạn chế lại phạm vi của đối tượng, không gian và thời gian nghiên cứu. Phạm vi không gian cần xác định vùng/dịa bàn nghiên cứu cụ thê. Phạm vi thời gian cần xác dinh khoang thời gian thực hiện nghiên cứu, hoặc là khoảng thời gian trong bộ dữ liệu sơ cấp/thứ cấp được sử dụng đê phục vụ cho nghiên cứu.
Ví dụ: đề tài được thực hiện cho vùng duyên hải Nam Trưng bộ; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ bao gồm các hộ trồng lúa thâm canh tại tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Tiền Giang; đề tài phân tích diễn biến của tình hạng nghèo của nông hộ vùng Tây nguyên (phạm vi không gian) trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2010 (phạm vi thời gian).
6. Phương pháp nghiên cứu
Từ phần tổng quan tài liệu, ứng viên cần đề xuất sơ bộ phương pháp cơ bản nhất, cách tiếp cận cơ bản nhất, khung phân tích cơ bản, … để giải quyết cụ thể cho từng mục tiêu nghiên cứu đưa ra. Đặc biệt cần nêu rõ là nguồn số liệu lấy từ đâu? Neu số liệu chủ yếu là số liệu sơ cấp thì cần phác thảo sơ bộ cách thức, số mẫu và địa bàn điều tra.
Ví dụ: để xác định các nhân tố ảnh hưởng tình trạng nghèo của hộ gia đình, tác giả sử dụng chỉ số đánh giá nghèo đa chiều, mô hình logit và khung phân tích sinh kế bền vững.
Số liệu của đề tài trích từ 3 bộ số liệu VHLSS của Tổng cục thống kê 2006, 2008 và 2010. Số liệu sử dụng chính để phân tích trong đề tài là số liệu phỏng vấn các nông hộ tại tỉnh Trà Vinh; đề tài áp dụng phương pháp lấy mẫu phân tầng, đối tượng là các nông hộ nuôi hồng thủy sản, tổng số mẫu điều ha là 30% số nông hộ thuộc đối tương điều ha.
7. Ý nghĩa của đề tài
Nêu ý nghiã của đề tài về mặt lý luận và thực tiễn. Ví dụ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp một phần vào cơ sở lý luận của vấn đề sinh kế bền vững; giải quyết được vấn đề ô nhiễm rác thải tại quận Tân Phú; góp phần giải quyết tình hạng đình công của công nhân tại công ty; giúp cho các nhà hoạch định chính sách tại địa phương (cấp tỉnh) biết được các giải pháp của cộng đồng để thích úng với tình hình xâm nhập mặn; phương pháp nghiên cứu mới và chưa được thực hiện tại Việt nam
8. Danh mục tài liệu tham khảo
Nêu đầy đủ các tài liệu đã đọc và trích dẫn hong bài luận, đúng theo hướng dẫn của trường Đại học Kinh tế Tp. HCM
Loại file : doc số trang : Phí dowload